Bối cảnh Bắt đầu từ nay (thuật ngữ)

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, rồi tiếp đến là Chiến tranh biên giới Tây NamChiến tranh biên giới phía Bắc, một làn sóng thuyền nhân rất lớn rời Việt Nam. Với tin tức về thuyền nhân phải đương đầu với sóng gió Biển Đônghải tặc, dư luận quốc tế rất thông cảm với thân phận của những người này. Nhiều quốc gia hứa sẽ nhận những người thuyền nhân này và họ được tự động xem là người tị nạn theo công ước quốc tế.

Vào năm 1988, chính phủ thuộc địa Hồng Kông chấp hành chính sách Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action - CPA), nhằm ngăn chặn số thuyền nhân có nguồn gốc từ Đông Dương, sau khi chế độ cộng sản lên cầm quyền ở Việt Nam và Lào. Sau thời hạn chót là 16 tháng 6 năm 1988, những thuyền nhân Đông Dương đến Hồng Kông không còn được tự động xem là người tị nạn. Họ phải được phỏng vấn và sàng lọc trước khi được công nhận là người tị nạn. Những người không được công nhận là tị nạn bị trục xuất về Việt Nam và Lào theo một chương trình hồi hương có trật tự và được giám sát.[3]

Một trong những cách để chính quyền Hồng Kông thông báo chính sách này là dùng Radio Television Hong Kong (RTHK), một công ty phát thanh được điều hành với sự tài trợ của Chính phủ. Chính phủ dự định sử dụng thông cáo truyền thanh này để thông báo cho thuyền nhân Đông Dương rằng họ có thể bị đưa về nước và không khuyến khích họ đến Hồng Kông.

Thông cáo trên radio được phát thanh nhiều lần mỗi ngày. Tuy người Hồng Kông không hiểu tiếng Việt, nhiều người nhớ được thông cáo vì nghe thông cáo này nhiều lần.